Có thể nói, thước lái là một trong những bộ phận có vai trò rất quan trọng đối với ô tô. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai chủ xe ô tô nào cũng hiểu rõ về thước lái là gì. Có cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao. Nếu quý khách cũng đang băn khoăn về vấn đề này, xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp nhé!
Thước lái là gì?
Thước lái là hệ thống lái được trang bị trên xe ô tô, nối giữa vô lăng và bánh trước. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ điều khiển hướng chuyển động 2 bánh xe trước theo chỉ dẫn trực tiếp của người lái thông qua vô lăng, qua đó giúp xe di chuyển đúng theo ý muốn.
Nếu thiết bị này gặp trục trặc, hư hỏng thì sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành của xe, cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn của người ngồi trong xe. Vì vậy, quý khách cần bảo dưỡng, thay thế (nếu cần) thước lái định kỳ để đảm bảo an toàn khi vận hành xe.
Hiện nay, trên thị trường đang sử dụng 2 loại hệ thống lái phổ biến là trợ lực thủy lực và trợ lực điện. 2 Hệ thống này được lắp đặt ở những dòng xe đời mới, giúp cho việc điều khiển xe được thuận tiện, dễ dàng hơn. Trong đó, hệ thống trợ lái điện được sử dụng nhiều hơn cho các dòng xe cao cấp.
Cấu tạo của thước lái gồm những bộ phận nào?
Cấu tạo thước lái ô tô gồm 2 bộ phận chính là thanh răng và trục vít. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như chụp chắn bụi, ống bao thanh lăng, rotuyn lái, cao su chắn bụi, chụp chắn bụi, vỏ cơ cấu lái, thanh nối thanh răng,...
Về cơ cấu hoạt động của hệ thống lái sẽ gồm những bộ phận sau:
- Trục các đăng: Có nhiệm vụ điều chỉnh hướng quay của các thanh nối của trục vô lăng, từ đó giúp cho bánh răng quay theo.
- Trục xoay vô lăng: Bao gồm các đoạn nhỏ được nối với nhau bằng các khớp các đăng, tạo thành một trục kim loại cứng, có vai trò truyền chuyển động quay từ vô lăng đến bánh răng.
Thanh răng: Bộ phận này được đặt trong hệ thống ray trượt tịnh tiến, kết hợp với rotuyn và moay ơ để tạo thành hệ thống lái hình thang. Việc thanh răng trượt tịnh tiến sang phải, sang trái giúp xe di chuyển ổn định, 2 bánh xe trước phối hợp nhịp nhàng khi đi qua các khúc cua. - Tay đòn: Thực hiện nhiệm vụ truyền chuyển động từ thanh răng đến các khớp bẻ lái.
- Khớp bẻ lái: Có tác dụng liên kết tay đòn của thước lái với trục quay của bánh xe truyền và tạo lực quay cho bánh xe di chuyển đúng theo chỉ dẫn.
Nguyên lý hoạt động của thước lái
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái ô tô khá đơn giản:
- Khi xoay vô lăng, trục vít nối với thanh răng cũng sẽ xoay theo. Từ đó giúp cho thanh răng di chuyển tịnh tiến sang trái hay sang phải.
- Khi thanh răng di chuyển sẽ kéo hoặc đẩy các rotuyn và moay ơ chuyển động, kéo theo bánh xe dịch chuyển hướng vào hoặc hướng ra.
Chức năng của thước lái
- Xác định hướng di chuyển của xe ô tô. Đảm bảo cho xe đi đúng hướng mà người điều khiển mong muốn.
- Giúp cho xe di chuyển một cách ổn định, đảm bảo cho bánh trước của xe giữ đúng vị trí cố định khi quay theo ý muốn của người điều khiển.
- Kiểm soát độ hao mòn của lốp xe thông qua việc điều chỉnh vị trí của bánh trước theo một góc cần thiết, hạn chế gây hao mòn lốp xe ở mức tối đa.
- Hạn chế độ rung tay lái khi di chuyển trên đường bằng cách giảm độ rung của bánh xe.